Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

The Open Window - Cánh cửa sổ mở


Tác giả  : Saki
Chuyển ngữ : Nguyễn Đại Hoàng

Dẫn :  The Open Window là truyện ngắn làm nên tên tuổi của nhà văn Hector Hugh Munro ( 1870-1916 ) – với bút hiệu Saki. Đây là kiểu “ truyện trong truyện ”, trong đó cô cháu gái Vera của bà chủ nhà với khả năng dẫn dắt câu chuyện của mình đã dựng nên những tình tiết làm tất cả mọi người đều phải sững sờ, người đọc cũng không tránh khỏi sự bất ngờ thú vị. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng,  mà dịch giả hy vọng có thể chuyển tải được  phần nào sự tinh tế và sống động của nguyên tác.

Thưa ông Nuttel, cô em xuống liền đó, còn bây giờ để em tiếp ông nhé. Cô gái trẻ khoảng mười lăm tuổi tự tin nói.

The Open Window - Saki

Tất nhiên là Framton Nuttel thấy cũng cần đẩy đưa dăm ba câu chuyện để cô cháu không phật ý mà bà chủ nhà cũng không thấy ái ngại vì để khách phải chờ lâu.

Và  thực tình Framton cũng không rõ những cuộc thăm viếng những người xa lạ như thế này sẽ có lợi gì cho việc điều trị căn bệnh thần kinh mà người ta cho rằng anh đang mắc phải.

Khi Framton sắp về vùng quê này  an dưỡng , chị của anh đã nói : Chị biết mà Framton. Ở đó cô độc lắm, có ai trò chuyện đâu, không chừng bệnh tình còn tệ hơn vì buồn não ấy chứ ! Chị có mấy lá thư gởi gắm cậu cho mấy người  quen. Thực ra trong số họ cũng có người tử tế.

Và Framton tự hỏi liệu bà Sappleton, người mà anh sắp đưa thư giới thiệu, có thuộc nhóm những người tử tế mà bà chị của anh nói tới hay không.

Thưa ông, ở đây ông có quen nhiều người không ? Cô cháu hỏi như vậy khi thấy sự thăm dò quan sát trong im lặng giữa hai bên là đã đủ.

Ồ, hầu như chẳng có ai em à,  Framton nói . Chừng bốn năm trước, bà chị tôi từng sống ở đây- tại nhà ông mục sư - và chị ấy có gởi thư giới thiệu tôi với những người mà chị ấy quen biết. Anh trả lời, giọng điệu có pha chút phiền muộn.

Vậy là hầu như ông cũng không biết gì về cô em phải không ạ ? Cô gái trẻ đầy tự tin hỏi.

À thì cũng chỉ biết sơ sơ tên tuổi và địa chỉ thôi , người khách đáp.

Anh thắc mắc không biết bà Sappleton sống cùng chồng hay là góa bụa. Trong căn phòng này vẫn có một điều gì đấy, dù không thực sự rõ ràng, cho phép người ta liên tưởng tới sự hiện diện của đàn ông.

Ông biết không, ba năm trước, một tấn thảm kịch đã xảy ra với cô em đó, lúc đó không chừng chị của ông vẫn còn ở  vùng này. Cô gái trẻ nói.

Thảm kịch à ? Framton hỏi lại, bởi thật khó tin một tấn thảm kịch nào đó lại xảy ra ở vùng quê yên tĩnh  này.

Vậy chứ ông không ngạc nhiên là tại sao cánh cửa sổ đằng kia vẫn mở suốt trong buổi chiều tháng Mười này à ? Cô gái trẻ vừa nói, vừa chỉ tay về cánh cửa sổ kiểu Pháp mở ra một cánh đồng cỏ.

Thì lúc này trời vẫn còn ấm mà , với lại cánh cửa sổ thì có liên quan đến thảm kịch cơ chứ ? Framton trả lời.

Ông biết không, ba năm trước vào chính ngày này này, chồng cô em và hai người em trai của cô em đã nhảy qua cánh cửa sổ đó để đi săn. Rồi từ đó không thấy họ về nữa. Khi băng qua cánh đồng cỏ để tới nơi săn chim dẽ, họ đã sa vào một bãi lầy nguy hiểm. Mùa Hè năm đó ẩm ướt kinh khủng, những chỗ an toàn mấy năm trước lại bị sụt lở thình lình, không ai ngờ được cả . Nhưng cho tới tận bây giờ, người ta vẫn chưa tìm được thi thể của họ. Và  quả đó là điều hết sức đáng sợ ông à !    

Nói tới đây giọng của cô bé làm như mất đi sự tự tin và trở nên thì thào đứt quãng. Người cô tội nghiệp của em vẫn luôn tin rằng sẽ có một ngày họ quay về với con chó Spaniel màu nâu , con chó cùng bị mất tích năm đó, và họ sẽ lại vào nhà qua lối cửa sổ như họ đã vẫn làm trước đây.

Đó là lý do tại sao mỗi ngày, từ chiều tối cho đến tận khuya , cánh cửa sổ đó vẫn luôn rộng mở. Người cô thân yêu tội nghiệp của em vẫn thường kể đi kể lại cho em nghe ngày ấy họ đã ra đi như thế nào, đó là hình ảnh chồng của cô em với chiếc áo khoác màu trắng trên tay, đó là hình ảnh cậu út Ronnie miệng cứ nghêu ngao : Bertie, cớ sao em buồn ? cốt để trêu bà chị, vì cô của em nói rằng mỗi lần nghe hát như thế bà ấy lại thấy nhức hết cả đầu.

Và ông có biết không, cứ vào những chiều tối hoang lạnh quạnh hiu như thế này, lắm lúc em sởn cả gai ốc mỗi khi tưởng tượng đến cảnh họ sẽ trở về qua cánh cửa sổ để mở đó…

Cô gái ngưng ngang câu chuyện với một thoáng rùng mình. Còn Framton cũng thấy nhẹ cả người khi bà Sappleton đon đả bước vào phòng và luôn miệng xin lỗi vì để khách phải đợi lâu.

Thưa ông, tôi nghĩ là cháu Vera hầu chuyện ông được chứ ? bà nói.

Vâng, cô bé rất thú vị thưa bà , chàng trả lời.

Tôi cũng mong ông đừng quan tâm tới cánh cửa sổ mở đó nhé , bà Sappleton nói nhanh, ông nhà tôi cùng mấy đứa em tôi đi săn cũng sắp về rồi đó. Hôm  nay họ săn chim dẽ ở đầm lầy, rồi thế nào cũng làm bẩn mấy tấm thảm của tôi cho mà xem. Đàn ông mà, đúng không thưa ông ?

Bà chủ nhà cứ tiếp tục nói một cách vô tư vui vẻ về chuyện săn bắn, về việc hiếm hoi chim chóc , về mong ước sẽ có đàn vịt trời trong mùa Đông. Nhưng với chàng Framton tội nghiệp đang ngồi nghe, thì đó quả là một câu chuyện hết sức khủng khiếp. Anh cố lái câu chuyện sang một đề tài khác bớt ghê rợn hơn, nhưng xem ra chẳng ăn thua gì, bà chủ nhà làm như chẳng mấy quan tâm đến người khách, đôi mắt của bà ta chốc chốc cứ nhìn về phía cửa sổ và đồng cỏ bên ngoài. Hẳn đây là một trùng hợp ngẫu nhiên, không may mắn tí nào : Framton đã có cuộc viếng thăm nhà này đúng vào ngày  kỷ niệm tấn thảm kịch !

Bà biết không, các bác sỹ đều nhất trí là tôi cần nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh những xúc động mạnh và những hoạt động thể lực nặng. Framton cho bà Sappleton biết như thế, bởi cũng như nhiều người khác , anh tưởng rằng khi những người xa lạ gặp gỡ nhau thì họ thường muốn được chia sẻ chi tiết về tình trạng bệnh tật ốm đau, cùng với nguyên nhân và cách điều trị.

Nhưng về chế độ ăn uống thì họ không hoàn toàn đồng ý với nhau bà ạ. Framton nói tiếp.

Không à ? Bà Sappleton hỏi lại một cách chiếu lệ thay cho một cái ngáp. Rồi  bỗng nhiên mặt mày bà rạng rỡ hẳn ra, tỉnh táo và linh lợi một cách bất ngờ, nhưng rõ ràng là không phải bởi những điều Framton đang nói.

Chao ôi, cuối cùng bọn họ đã về tới rồi !, …về đúng vào buổi trà, mà sao mặt mũi người nào người nấy cũng bùn đất lấm lem thế kia ! Bà kêu lên.

Framton bất giác thấy lạnh cả sống lưng, anh nhìn qua cô gái nhằm tìm kiếm sự cảm thông. Nhưng cô gái này lại đang nhìn trân trối vào cánh cửa sổ để mở với một ánh mắt thảng thốt kinh hoàng.Trong nỗi khiếp sợ không còn biết gọi là gì nữa, Framton xoay người trên ghế và cũng nhìn về hướng đó.Trong bóng hoàng hôn chập choạng tối, anh thấy có ba bóng người đang vượt qua đồng cỏ, hướng về cánh cửa sổ, họ đều mang súng, và trong đó quả thật có một người khoác chiếc choàng trắng trên vai. Có cả một con chó giống Spaniel màu nâu lẽo đẽo theo sau . Họ lặng lẽ tiền gần đến ngôi nhà, và rồi trong cái bóng đêm âm u ấy, có một giọng hát khàn đục trẻ trung vang lên : Bertie, cớ sao em buồn ?

Framton cuống cuồng chụp lấy gậy và nón của mình, rồi tháo chạy,  và anh chỉ kịp lờ mờ thấy cánh cửa ra vào, lối đi rải sỏi và chiếc cổng chính. Một người đi xe đạp trên đường đã phải lủi xe vô hàng rào để tránh một cú va chạm khủng khiếp có thể xảy ra.

Bà ơi, tụi tôi về rồi này , người đàn ông khoác áo choàng trắng nhảy qua cửa sổ vào nhà lên tiếng, bùn đất khá nhiều đấy nhưng cũng khô hết rồi . Thế cái người vừa chạy vụt ra là ai  vậy ?

A là cái nhà ông Nuttel ấy mà, người đâu mà kỳ khôi  …” , bà Sappleton trả lời, ông ấy tới đây toàn là kể lể về bệnh tình của mình không thôi, rồi đột nhiên bỏ chạy như thế đấy, chả thèm từ biệt hay xin lỗi gì sất. Cứ như là thấy ma quỷ hiện hình hay sao ấy ! …

Cháu cho là do ông ấy thấy con chó nhà ta đó thôi ! cô gái điềm nhiên xen vào , ông ấy có kể với cháu rằng, ông ấy có một nỗi sợ kinh hoàng đối với loài chó. Số là, dạo nọ, trong một nghĩa trang bên bờ sông Hằng, ông ấy đã bị cả một bầy chó săn đuổi, đến nỗi phải qua đêm trong một huyệt mộ mới đào, mà trên đầu là cả một lũ cẩu cứ gầm gừ, nhe nanh, sùi bọt mép suốt. Chuyện như thế mà sao không khiếp vía cơ chứ !     

Bịa chuyện gọn hơ như vậy đúng là tay chuyên nghiệp rồi còn gì   !  ( 1 )

Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ - 6/2012 – hiệu chỉnh lại : 3/2013

( 1 ) Nguyên văn : Romance at short notice was her speciality. Nói theo ngôn ngữ giới trẻ ở Việt Nam bây giờ là :  Thiệt là bó tay với cô này luôn !

Nguyên tác Tiếng Anh :

The Open Window

"My aunt will be down presently, Mr. Nuttel," said a very self-possessed young lady of fifteen; "in the meantime you must try and put up with me."
     Framton Nuttel endeavoured to say the correct something which should duly flatter the niece of the moment without unduly discounting the aunt that was to come. Privately he doubted more than ever whether these formal visits on a succession of total strangers would do much towards helping the nerve cure which he was supposed to be undergoing.
     "I know how it will be," his sister had said when he was preparing to migrate to this rural retreat; "you will bury yourself down there and not speak to a living soul, and your nerves will be worse than ever from moping. I shall just give you letters of introduction to all the people I know there. Some of them, as far as I can remember, were quite nice."
     Framton wondered whether Mrs. Sappleton, the lady to whom he was presenting one of the letters of introduction came into the nice division.
     "Do you know many of the people round here?" asked the niece, when she judged that they had had sufficient silent communion.
     "Hardly a soul," said Framton. "My sister was staying here, at the rectory, you know, some four years ago, and she gave me letters of introduction to some of the people here."
     He made the last statement in a tone of distinct regret.
     "Then you know practically nothing about my aunt?" pursued the self-possessed young lady.
     "Only her name and address," admitted the caller. He was wondering whether Mrs. Sappleton was in the married or widowed state. An undefinable something about the room seemed to suggest masculine habitation.
     "Her great tragedy happened just three years ago," said the child; "that would be since your sister's time."
     "Her tragedy?" asked Framton; somehow in this restful country spot tragedies seemed out of place.
     "You may wonder why we keep that window wide open on an October afternoon," said the niece, indicating a large French window that opened on to a lawn.
     "It is quite warm for the time of the year," said Framton; "but has that window got anything to do with the tragedy?"
     "Out through that window, three years ago to a day, her husband and her two young brothers went off for their day's shooting. They never came back. In crossing the moor to their favourite snipe-shooting ground they were all three engulfed in a treacherous piece of bog. It had been that dreadful wet summer, you know, and places that were safe in other years gave way suddenly without warning. Their bodies were never recovered. That was the dreadful part of it." Here the child's voice lost its self-possessed note and became falteringly human. Poor aunt always thinks that they will come back someday, they and the little brown spaniel that was lost with them, and walk in at that window just as they used to do. That is why the window is kept open every evening till it is quite dusk. Poor dear aunt, she has often told me how they went out, her husband with his white waterproof coat over his arm, and Ronnie, her youngest brother, singing 'Bertie, why do you bound?' as he always did to tease her, because she said it got on her nerves. Do you know, sometimes on still, quiet evenings like this, I almost get a creepy feeling that they will all walk in through that window - "
     She broke off with a little shudder. It was a relief to Framton when the aunt bustled into the room with a whirl of apologies for being late in making her appearance.
     "I hope Vera has been amusing you?" she said.
     "She has been very interesting," said Framton.
     "I hope you don't mind the open window," said Mrs. Sappleton briskly; "my husband and brothers will be home directly from shooting, and they always come in this way. They've been out for snipe in the marshes today, so they'll make a fine mess over my poor carpets. So like you menfolk, isn't it?"
     She rattled on cheerfully about the shooting and the scarcity of birds, and the prospects for duck in the winter. To Framton it was all purely horrible. He made a desperate but only partially successful effort to turn the talk on to a less ghastly topic, he was conscious that his hostess was giving him only a fragment of her attention, and her eyes were constantly straying past him to the open window and the lawn beyond. It was certainly an unfortunate coincidence that he should have paid his visit on this tragic anniversary.
     "The doctors agree in ordering me complete rest, an absence of mental excitement, and avoidance of anything in the nature of violent physical exercise," announced Framton, who laboured under the tolerably widespread delusion that total strangers and chance acquaintances are hungry for the least detail of one's ailments and infirmities, their cause and cure. "On the matter of diet they are not so much in agreement," he continued.
     "No?" said Mrs. Sappleton, in a voice which only replaced a yawn at the last moment. Then she suddenly brightened into alert attention - but not to what Framton was saying.
     "Here they are at last!" she cried. "Just in time for tea, and don't they look as if they were muddy up to the eyes!"
     Framton shivered slightly and turned towards the niece with a look intended to convey sympathetic comprehension. The child was staring out through the open window with a dazed horror in her eyes. In a chill shock of nameless fear Framton swung round in his seat and looked in the same direction.
     In the deepening twilight three figures were walking across the lawn towards the window, they all carried guns under their arms, and one of them was additionally burdened with a white coat hung over his shoulders. A tired brown spaniel kept close at their heels. Noiselessly they neared the house, and then a hoarse young voice chanted out of the dusk: "I said, Bertie, why do you bound?"
     Framton grabbed wildly at his stick and hat; the hall door, the gravel drive, and the front gate were dimly noted stages in his headlong retreat. A cyclist coming along the road had to run into the hedge to avoid imminent collision.
     "Here we are, my dear," said the bearer of the white mackintosh, coming in through the window, "fairly muddy, but most of it's dry. Who was that who bolted out as we came up?"
     "A most extraordinary man, a Mr. Nuttel," said Mrs. Sappleton; "could only talk about his illnesses, and dashed off without a word of goodby or apology when you arrived. One would think he had seen a ghost."
     "I expect it was the spaniel," said the niece calmly; "" he told me he had a horror of dogs. He was once hunted into a cemetery somewhere on the banks of the Ganges by a pack of pariah dogs, and had to spend the night in a newly dug grave with the creatures snarling and grinning and foaming just above him. Enough to make anyone lose their nerve.
     Romance at short notice was her speciality.
SAKI 


Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Phiếm bình về bài thơ tầm ẩn giả bất ngộ


MÂY NÚI ĐÃ NGÀN NĂM … 

        Bài Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ là một tuyệt tác!
            4 câu và 20 chữ đủ làm cho tên tuổi Giả Đảo đứng vững vài ngàn năm nữa. Thế nhưng cái hay của bài thơ đâu phải vì độ ngắn của nó. Hoặc có thể nó ngắn nhưng không nhỏ! Nó rất lớn!

            Bài thơ có vẻ như một loại vật chất được tinh lọc và nén rất chặt thành ra hình dạng biểu kiến là rất gọn gàng. Và khi được thả vào một môi trường thích hợp nó lại nở bừng và có khuynh hướng tìm về nguyên trạng như nó vốn có. Đó có thể coi như một sự đàn hồi của thơ!

            Thế nhưng không giống với sự đàn hồi trong vật lý – loại đàn hồi có thể đạt tỉ lệ 100% - sự đàn hồi trong thơ thường chỉ là x% thôi! 

            Và sự biến thiên của x tùy thuộc vào môi trường mà bài thơ được thả vào. Tức là tùy thuộc vào độ cảm thụ của mỗi chúng ta. Và độ cảm thụ của mỗi người trong chúng ta luôn khác nhau nên x trong chúng ta sẽ khác nhau!

            Hệ quả là cùng một bài thơ có hàng trăm cách hiểu khác nhau, tức là hằng trăm bản dịch khác nhau. Đó cũng là trường hợp của bài Tầm Ẩn Giả Bất Ngộ. Hãy xem nguyên tác:

Tùng hạ vấn đồng tử
Ngôn: sư thái dược khứ
Chỉ tại thử sơn trung
Vân thâm bất tri xứ 


            Một bài thơ ngẳn ngủi mà có tới 3 nhân vật (đồng tử, sư và khách), 4 thiên nhiên: (tùng, dược, sơn, vân), 3 tĩnh từ (hạ, trung, thâm) và  đặc biệt có tới 7 động từ (vấn, ngôn, thái, khứ, chỉ, tại, tri)! 7 động từ cho 20 từ! Có bài thơ ngắn tương đương nào có tỉ lệ động từ cao như vậy chưa? Và càng nhiều động từ thì càng động! Phải không?

            Bởi vậy suy nghĩ cho kỹ thì đây đâu chỉ là một bài thơ động, mà hơn thế còn là một bức họa động!
            Và nếu như cho tới nay chưa có bức họa nào có thể “vẽ” hết được những điều mà ngôn ngữ bài thơ hàm chứa, thì cũng chưa có bản dịch nào có thể “chuyển” được những điều mà ý thơ muốn nói! Cái Có của bài thơ không chỉ là cái Có trong nó mà quan trọng hơn là cái Không Có trong nó! Ai cũng có thể diễn được cái có, nhưng mấy ai diễn được cái không?

            Người khách đã tới chốn sơn lâm mong gặp ẩn giả, và đã hỏi chuyện tiểu đồng. Chưa có câu trả lời. Chưa biết khách sẽ ngộ hay bất ngộ sư. Và đến hôm nay, đã hơn ngàn năm trôi qua, cũng chưa có câu trả lời! Người hỏi và người được hỏi vẫn đứng ngàn năm dưới cội tùng! 
         
            Tôi có cảm giác mình cũng là một khách vân du đi tìm cố nhân, tôi muốn hỏi chú tiểu đồng những câu hỏi mà năm xưa chú đã được hỏi. Tôi nghĩ chú vẫn sẽ chỉ vào chốn xa xôi, mây núi chập chùng.

            Tôi nghĩ mình sẽ qua đêm tại chốn sơn lâm cùng cốc đó để đợi một điều có thể nên đợi và không nên đợi. Ngộ hay bất ngộ đều như nhau! Tôi chỉ biết ngàn năm đang trôi. Tôi chỉ biết tôi vẫn là một người khách của thời gian. Và sư vẫn hái thuốc chưa về!

            Bởi vậy một đêm tự nhiên tôi có một “bản vẽ” như thế này: 
Dưới bóng tùng hỏi thăm
Sư hái thuốc xa xăm
Người đi về lối ấy
Mây núi đã ngàn năm …


            Giang Nam tiên sinh đã chính xác khi cho rằng  bản dịch “không tải hết được nội dung nguyên tác vốn hàm súc (hình tượng em bé / quan niệm của em về đường đi, phương hướng nơi núi rừng, nỗi băn khoăn lo ngại của khách nhìn mây dày đặc (vân thâm)”.

            Vâng đúng vậy thưa Giang Nam tiên sinh cùng quý vị, như trên tôi đã nói, một bài thơ quá Động thì dịch phải nói là chuyện vô cùng khó. Bởi chỉ có Tĩnh mới chế được Động, mà trong cuộc đời này, cái Tĩnh cũng chính là cái chúng ta đang tìm kiếm và nuôi dưỡng hàng ngày.

            Tuy nhiên hôm nay tới thăm Giang Nam tiên sinh, tôi tìm thấy một chút Tĩnh cho mình. Đó là bài phiếm bình tôi viết hôm nay.

            Sư, tiểu đồng và vị khách đi về đâu?
            Tôi nghĩ là không ai biết cả, nhưng mà tôi có thể nói như thế này:

Người đi về lối ấy
Mây núi đã ngàn năm …


            Quý vị có thấy tôi chỉ đường có hay hơn anh tiểu đồng năm xưa không?  

Nguyễn Đại Hoàng
Ngày đăng 20/3/2013