Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Tản mạn về một bài thơ: Em không chết đâu anh!


Tản mạn về một bài thơ:  

Em không chết đâu anh!


Đã khá lâu rồi, một hôm tôi nhận được một bài thơ có nhan đề là Do Not Stand At My Grave And Weep có kèm bản dịch ra tiếng Việt của nhà thơ nữ Hoàng Quế Thủy Châu. Thế rồi ngày tháng trôi qua vì tôi quá bận rộn trong công việc, tưởng chừng như mọi việc đã chìm trong lãng quên thì buổi sáng hôm nay tình cờ tôi đọc lại, xúc động vô cùng. Mới biết rằng đây là một bài thơ nổi tiếng khắp thế giới, do nữ sỹ Mary Elizabeth Frye viết khoảng năm 1932, tính đến nay đã 80 năm có hơn rồi. Bài thơ này về sau đã được nhiều nhạc sỹ phổ nhạc, và những bản nhạc này cũng nổi tiếng không kém. Sẽ có một dịp chúng ta trở lại với những bản nhạc đó, còn hôm nay tôi xin giới thiệu cùng quý vị nguyên bản bài thơ nói trên, cùng bản dịch của nhà thơ Hoàng Quế Thủy Châu, và một bản dịch của tôi. (Xin phép nhà thơ HQTC cho tôi được giới thiệu lại bản dịch của cô nhé).


Bản dịch của Hoàng Quế Thủy Châu:

Đừng đứng bên mộ em tuôn rơi lệ


Đừng đứng bên mộ em và rơi lệ
Em không ở đó không ngủ nơi đây
Em là ngàn cơn gió thổi tung bay
Em là kim cương lấp lánh trên tuyết.

Em tia nắng rọi trên hạt lúa chín
Em là mưa mùa thu nhẹ nhàng rơi
Buổi sáng yên lành anh tỉnh giấc mơ
Anh cảm nhận em tâm hồn thảnh thơi.

Như những chú chim yên tĩnh vòng bay
Em là vì sao tỏa sáng đêm say
Đừng đứng bên mộ em tuôn rơi lệ
Em không ở đó em đã không chết.
Và sau đây là bản chuyển ngữ của tôi:

Em không chết đâu anh! 

Anh đừng đứng bên mộ em và khóc nhé
Em đi rồi không say giấc thiên thu
Em là ngàn cơn gió thổi hoang vu
Là ngàn mảnh kim cương trên tuyết trắng

Là lúa chín trên cánh đồng ngập nắng

Là mưa thu về rơi nhẹ ướt vai anh
Và khi anh thức giấc buổi bình minh
Có thoáng chốc em về trong ngấn lệ

Có một đàn chim trên đường bay lặng lẽ

Giữa ngàn sao em sáng suốt đêm nay
Anh đừng đứng bên mộ em và khóc nhé
Em đi rồi em không chết đâu anh! 


Mary Elizabeth Frye
Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ30/6/2013

Nước mắt vô ngôn


Nước mắt vô ngôn  

1. Chỉ cần đôi mắt: 

Ở Việt Nam và trên thế giới, đề tài về đôi mắt và nước mắt là rất nhiều. Vậy mà không biết vì sao tôi lại có ấn tượng mạnh đối với một bài thơ ngắn sau đây của nhà thơ ở tận Rumani xa xôi, nhà thơ Mihai Beniuc:

Steag în zare 

Care-au putut veniră după steag,
Era destul de roşu ca să-l vadă,
Iar unii s-au oprit pe cîte-un prag,
Rămaşi nevolniciei proprii pradă.
Eu mă mai duc, dar cînd nu voi putea
Să merg nainte-n viaţă tot năvalnic,
Aprinsul steag în zări l-oi arunca,
Aşa cum marea roşul soare falnic
În dimineţi senine, rumenind
Întinderile verzi şi de argint.

Bài này có nhiều bản dịch, nhưng được biết đến nhiều nhất có lẽ là bản dịch của Phạm Viết Đào:

Chỉ cần đôi mắt 


Hãy cưa đôi chân của tôi đi 
Ðể tôi khỏi lang thang
Hãy xẻo đôi môi của tôi đi
Ðể tôi không còn hôn em được nữa
Hãy chặt đôi tay của tôi đi
Ðể tôi không thể ôm em
Hãy đập vỡ trái tim tôi
Ðể nó không làm tôi điên dại
Xin hãy để lại cho tôi đôi mắt
Ðể tôi khóc người tình đã mất hút của tôi …


Đúng là một bài thơ tình mãnh liệt, quá mãnh liệt! Nhưng có một chút đáng tiếc là dịch giả đã sử dụng những động từ cưa, xẻo, chặt, đập … có phần thô bạo. Theo tôi tất cả những động từ đó có thể được thay thế bằng một động từ duy nhất, đó là động từ lấy / lấy đi. Nhưng dù sao cũng phải công nhận rằng hai câu cuối của bản dịch là rất xuất sắc, rất cảm động:

Xin hãy để lại cho tôi đôi mắt
Ðể tôi khóc người tình đã mất hút của tôi …


Có lẽ bản dịch này được phổ biến đến vậy một phần là nhờ hai câu dịch này chăng?

2. Tiếng nói không lời

 

Tears: A Silent Expression 

Tears are a symbol of unspoken love, contrary to the belief that they are a sign of weakness. Read a thought from my tears... 

Meandering through the corners of the Eyes,
Few drops of liquid fall,
Men called it Tears,
Pain, joy, fear and lovely memories all it expresses,

Following a line, crossing the cheek,
Wetting the face, like drops of pearl they shine,
A silent symbol of pain,
A testimony of mind's agony,
A natural catharsis of the emotional and physical stress,
A way to feel better, a path to solace,

Mr. heart gives the first signal when the river of tear is going to be on the high tide,
It may be the time you had a baby, it may be the time you met with an accident,
May be the time your loved one bid you a final goodbye,
May be you lost your puppy, May be you won a prize,
May be you lost a game after years of working hard,

Be it a joy or a pain,
Heart begins to feel heavy, face anxious,
Stimulating the tear buds, eyes experience a whirlpool
Often you try, but you can't control,
Tears are such, if they once start, you can't stop,
Defying all the laws of dynamics,
They break free the chains of eyes,
And start flowing till they dry,

Assumed as a sign of weakness, they are hardly those,
For they represent a source of strength,
For all I could do when I saw the distance between you and me growing,
Was to let these Tears answer everything,
Conveying all the love, all the grief, in few drops of water,

Now, when you are infinitely separated,
I have made a river of Tears,
and I sail my life-boat often in it, in times of desperation,
Searching you on the shores of memory,
Often I get your glimpse, often I don't,
I emerge out from it as a winner, defying all odds...
But still with few drops of Tears on my cheek,
As a mark that I miss you...

Kundan Pandey 

Bài thơ được trình bày như một tản văn, nửa thực, nửa ảo, nhân vật cũng có thể là tác giả mà cũng có thể ai đó, có thể là tất cả chúng ta nữa. Xin chia sẻ cùng các bạn bản chuyển ngữ của tôi: 


Nước mắt vô ngôn

Những giọt nước mắt là để nói hộ cho một Tình Yêu không nói được, hoàn toàn không phải dấu hiệu của sự yếu đuối. Hãy cảm nhận tâm tư của tôi về những giòng nước mắt …

Chực rơi trong ánh nhìn
những giọt buồn trong vắt
ta gọi là nước mắt

nước mắt nói những gì
nỗi sợ hãi, sầu bi
yêu thương ngày tháng cũ

Nước mắt rơi trên má
đẫm ướt mặt người thương
những giòng châu lấp lánh

Một niềm đau thầm kín
một cõi lòng nát tan
đến tận cùng cảm xúc

Nước mắt là lối thoát
tâm hồn và thể xác
tìm lại chút bình yên

Tín hiệu từ con tim
khởi nguồn giòng nước mắt
mừng đón đứa con đầu

giòng nước mắt trầm sâu
kiếp nạn đời bể dâu
người thân yêu vĩnh biệt

Một thú cưng thất lạc
Một canh bạc tan hoang
Một lần giành thắng lợi
Một lần nước mắt rơi

Buồn vui trong cuộc đời
con tim và nước mắt
mặt người chìm trong đêm!

Luôn luôn phải kìm nén
Nhưng không thể trời ơi!
Nước mắt cứ tuôn rơi
Cho đến khi khô cạn

Không phải là yếu đuối
Nước mắt là sức mạnh
Nói thay cho tất cả
Yêu thương ngày mỗi xa …

Hãy để em dong cánh buồm tình yêu trong nước mắt
Hãy để em tìm anh bên bến bờ của ký ức phôi pha
tìm anh qua một tia chớp năm xưa
tìm anh nhưng lòng sao ái ngại

Hãy để em nghĩ mình là người bất bại
Hãy để mọi điều như một giấc mơ qua
Nhưng với những giọt lệ buồn
Còn vương trên má
Mới biết là …
Em không thể quên anh!


Kundan Pandey / NĐH chuyển ngữ 
KẾT:  

Vâng nước mắt là vậy. Là tiếng nói không lời. Là sức mạnh mãnh liệt. Trong đời thường, trong tình yêu đôi lứa, trong tình yêu quê hương. Nguyễn Hiến Lê đã thật có lý khi dịch nhan đề Cry, the Beloved Country của Alan Paton thành Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu!

 
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG6/2013

Buổi học về nàng lọ lem ở Mỹ

Bài viết How an American teacher would tell the story of Cinderella sau đây xuất hiện trên một trang mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của bạn đọc trên toàn thế giới. Một câu chuyện cổ tích về cô bé Lọ Lem mà hầu như ai trong chúng ta cũng đều được nghe kể từ thuở nhỏ. Và dường như chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt trong câu chuyện cổ tích đó. Chúng ta được nghe kể và rồi chúng ta kể lại cho con em chúng ta nghe. Đơn giản vậy thôi. Thế nhưng với bài viết này, chúng ta hãy đọc và xem người thầy – một người thầy ở Mỹ - đã làm được, đã khơi gợi được những gì cho các học sinh của mình với câu chuyện có phần cổ điển nói trên... Có thể nói là rất bất ngờ và thú vị. Một giảng viên nổi tiếng của Việt Nam đã bình luận về bài viết nói trên như sau: Bài “Người Mỹ giảng dạy chuyện Cô bé Lọ Lem như thế đấy” để lại trong tôi một ấn tượng mạnh hơn bất cứ lời bình nào về nền giáo dục của nước Mỹ. Người thầy giáo trong bài báo ấy chẳng khác một thiên thần. Ông đem lại cho lũ trẻ lòng công bằng, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tư duy lý tính, ý nghĩa của cuộc đời … Với cách giáo dục như thế, làm sao mà lũ trẻ không có tình thương, làm sao mà chúng còn chịu sự ràng buộc và hạn chế bởi những điều này khoản nọ nào kia chứ? Xin giới thiệu sau đây bản chuyển ngữ của Nguyễn Đại Hoàng.

Chuông báo giờ vang lên, học sinh vào lớp. Hôm nay thầy trò lớp này sẽ thảo luận về câu chuyện cổ tích nàng Lọ Lem. Thầy gọi tên một học sinh và yêu cầu em tóm tắt câu chuyện. Cậu học sinh nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ, thầy cám ơn, rồi đưa ra những câu hỏi cho cả lớp.

Thầy: Này các con, trong câu chuyện mà các con vừa nghe, các con thích những nhân vật nào? Không thích những nhân vật nào? Tại sao vậy? 

Trò: Dạ, con thích nàng Lọ Lem và Hoàng Tử. Nhưng không thể ưa nỗi mấy mẹ con bà mẹ kế. Bởi vì nàng Lọ Lem tốt bụng, đáng yêu và xinh đẹp, còn bọn người đó lại cư xử không tốt đối với Lọ Lem. 

Thầy: Này các con, các con thử nghĩ xem, nếu đến nửa đêm mà nàng Lọ Lem không lên kịp cỗ xe bí ngô, thì xảy ra điều gì nào? 

Trò: Dạ thì nàng ấy sẽ trở lại với hình dạng một người giúp việc, ăn vận lôi thôi bẩn thỉu ạ. Chao ôi, đó quả là một hình ảnh quá khủng khiếp! 

Thầy: Đúng rồi, bởi vậy các con phải luôn đúng giờ. Bằng không các con sẽ chuốc lấy rắc rối, phiền muộn mà thôi. Còn điều này nữa, nhìn quanh mà xem, các con ai nấy đều xinh xắn và sạch sẽ, do đó các con phải luôn ăn vận tề chỉnh, bằng không người ta xa lánh các con đấy. Còn các cô học trò nhỏ này, các con cần hết sức giữ gìn, ý tứ đó nhé. Khi các con lớn lên và hẹn hò, nếu các con không tươm tất, bộ dạng xấu như ma, thì bạn trai các con trông thấy chỉ có nước ngất đi vì sợ đấy! (Thầy làm bộ ngất khiến cả lớp cười rộ lên) 

Thầy: Được rồi, các con nghe ta hỏi tiếp này: Nếu các con là bà mẹ kế của Lọ Lem, các con có ngăn cản nàng ấy đến với vũ hội không? Các con trả lời thật lòng nhé! 

(Một lát sau có một học sinh đưa tay trả lời): Dạ thưa thầy, nếu con là bà mẹ kế, chắc con cũng không cho Lọ Lem đi vũ hội đâu ạ! 

Thầy: Tại sao? 

Trò: Dạ thưa thầy, bởi vì con cũng yêu con gái riêng của mình ạ. Con cũng muốn con của con trở thành Hoàng Hậu ạ. 

Thầy: Đúng rồi! Chúng ta thường coi các bà mẹ kế dường như là hiện thân của ma quỷ, nhưng thật ra họ chỉ không đối đãi tốt với người khác thôi, chứ họ đối với con mình rất tốt. Các con hiểu không? Các bà mẹ kế không phải kẻ xấu, họ chỉ không thể yêu thương con người khác như con mình thôi… 

Thầy: Này các con, như các con đã biết, bà mẹ kế không cho Lọ Lem đi dự vũ hội, thậm chí còn khóa cửa nhốt nàng trong nhà nữa, vậy thì tại sao rốt cuộc nàng vẫn đi được, để trở thành hoa khôi vũ hội kia chứ? 

Trò: Dạ đó là do nàng được bà tiên giúp đỡ. Bà tiên cho nàng áo đẹp, bà tiên biến quả bí thành cỗ xe ngựa, bà tiên biến bầy chó, lũ chuột thành những gia nhân của nàng Lọ Lem. 

Thầy: Đúng rồi! Các con thử nghĩ xem, nếu Lọ Lem không được bà tiên giúp thì chắc là nàng không thể tham dự vũ hội phải không? Trò: Dạ đúng là như vậy! 

Thầy: Này các con, nhưng nếu mấy anh bạn chó và chuột xúm vào giúp Lọ Lem, thì liệu nàng có thể trở về nhà một cách êm thắm được không? 

Trò: Dạ không ạ! Khi đó nàng chỉ có thể thành công trong việc xua đuổi Hoàng Tử thôi ạ! (Cả lớp lại cười rộ lên) 

Thầy: Mấy con thấy chưa, đúng là Lọ Lem được bà tiên giúp đỡ, nhưng nếu chỉ có sự giúp đỡ của bà tiên thôi thì không đủ đâu. (Còn mấy bạn chó và chuột nữa chứ). Bởi vậy, các con phải hiểu là, cho dù ở hoàn cảnh nào đi nữa, thì tất cả các con đều cần có bạn bè. Bạn bè không phải là bà tiên, nhưng chúng ta cần bạn bè biết bao nhiêu! Thầy hy vọng là các con có được nhiều, rất nhiều bạn bè. 

Thầy: Nào các con, bây giờ các con hãy nghĩ về điều này: nếu chỉ vì bà mẹ kế ngăn cản không cho đi mà Lọ Lem bỏ qua cơ hội đi dự vũ hội, thì liệu nàng có thể trở thành bà hoàng hay không? 

Trò: Dạ không ạ. Trong trường hợp như vậy thì nàng sẽ không có mặt ở vũ hội. Hoàng Tử sẽ không gặp gỡ nàng, sẽ không biết nàng, và sẽ không có chuyện yêu nàng. 

Thầy: Đúng rồi! Nếu Lọ Lem không muốn tới vũ hội, thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản nàng, thậm chí còn ủng hộ nàng, thì tất cả cũng đều vô ích. Các con nói xem, thế ai là người quyết định chuyện nàng đi dự vũ hội? 

Trò: Chính Lọ Lem là người quyết định! 

Thầy: Bởi vậy, các con ơi, cho dù Lọ Lem không còn bà mẹ để yêu thương nàng, mà chỉ có bà mẹ kế không yêu thương nàng, thì nàng ấy vẫn có thể yêu thương chính mình. Bởi nếu nàng yêu thương chính mình, nàng sẽ tìm kiếm được những gì nàng mong muốn. Nếu ai đó trong các con không được ai yêu quý, hoặc cũng như Lọ Lem, các con có bà mẹ kế không thương yêu các con, thì các con biết mình cần làm gì rồi phải không nào? 

Trò: Dạ, các con sẽ yêu thương chính mình ạ! 

Thầy: Đúng đó các con! Không ai có thể ngăn cấm các con yêu thương chính mình. Nếu các con cảm thấy những người khác không yêu thương mình, thì các con cần yêu thương chính mình hơn nữa. Nếu không ai cho các con cơ hội, các con phải tự tạo ra cơ hội. Nếu các con thực sự yêu thương chính mình, các con sẽ tìm được những gì các con cần. Không ai có thể ngăn cản Lọ Lem tham gia vũ hội, không ai có thể cản bước nàng trên con đường trở thành hoàng hậu, ngoại trừ chính nàng, đúng không các con? 

Trò: Vâng ạ! 

Thầy: Câu hỏi cuối cho các con đây: trong câu chuyện này, có điểm nào chưa hợp lý? 

Trò (sau một lúc suy nghĩ): Dạ thưa thầy, điểm chưa hợp lý là đây: sau nửa đêm lẽ ra tất cả mọi thứ đều trở về nguyên dạng, nhưng đôi giày thủy tinh của Lọ Lem thì không! (Nó vẫn còn là đôi giày thủy tinh!) 

Thầy: Ô, các con thật là giỏi đó nghe! Các con thấy chưa, ngay cả những tác giả lớn mà còn sai sót thế đấy. Vì vậy sai sót chẳng phải là cái gì đáng sợ các con ạ. Thầy tin chắc rằng, nếu có ai trong số các con hôm nay mà sau này trở thành nhà văn, thì chắc là bạn ấy còn giỏi hơn cả nhà văn của câu chuyện này ấy chứ! Các con tin thế không?... Buổi học mà cứ như một lễ hội, tưng bừng và rộn rã!

Nguyễn Đại Hoàng chuyển ngữ
5/2011





Bản tiếng Anh

How an American teacher would tell the story of Cinderella
by Tingting on Wednesday, November 11, 2009


The bell rings, and students run into the classroom. This class, they’re discussing Cinderella. The teacher asks one student to come up to the front and summarize the story. The student quickly finishes, the teacher thanks him, and starts to ask the class questions.

Teacher: Which characters did you like in the story? Disliked? Why?

Student: I like Cinderella, and the Prince. I don’t like Cinderella’s step-mother and her step-sisters. Cinderella is kind, adorable, and beautiful. Her step-mother and step-sisters were mean to her.

Teacher: If at midnight, Cinderella didn’t get into her pumpkin carriage in time, what would happen?

Student: She would turn back into a servant with dirty clothes. Aiya, that would be horrible.

Teacher: Therefore, you must be punctual, otherwise you might land yourself in trouble. Also, look around, all of you are very clean and pretty, you need to make sure to be clean or your friends will be scared of you. Girls, you need to be extra careful. When you grow up and go out on a date, if you’re not careful and your boyfriend sees you when you’re very ugly, he might be so scared that he faints. (The teacher pretends to faint, class laughs).

Teacher: Alright, next question: If you were Cinderella’s stepmother, would you stop Cinderella from attending the ball? You have to be honest!
(After a while, a student raised his hand and answers): Yes, if I were Cinderella’s stepmother, I would stop her from attending the ball too.

Teacher: Why?

Student: Because, because I love my own daughter, I want her to be queen.

Teacher: Yes. The stepmothers we see all seem to be evil, they don’t treat others well enough, but they treat their own children very well. Do you understand? They’re not evil, they just can’t love other children like they love their own.

Teacher: Children, next question. Cinderella’s stepmother forbade her to go to the ball and even locked her in. But why was she able to go and become the most beautiful girl there?

Student: Because her fairy godmother helped her, gave her beautiful clothes, turned a pumpkin into a carriage and dogs and mice into servants.

Teacher: You’re right! Think, if Cinderella didn’t have her fairy godmother’s help, she couldn’t have attend the ball, right?

Students: Yes!

Teacher: If the dogs and mice weren’t willing to help her, could she have successfully returned home at the last minute?

Student: No, then she would have successfully scared the prince (the class laughs).

Teacher: Cinderella had the help of her fairy godmother, but just the godmother’s help wasn’t enough. So children, no matter where you are, we all need friends. Our friends might not be fairies, but we need them. I hope you all have many, many friends.

Teacher: Now, please think about this, if Cinderella gave up because her stepmother wouldn’t allow her to go to the ball, would she have become the the prince’s bride?

Student: No! If that were case, she wouldn’t have been at the ball. The prince wouldn’t have met her, got to know her, and fell in love with her.

Teacher: That’s right! If Cinderella didn’t want to go to the ball, even if her stepmother didn’t stop her, or even supported her, it would’ve been useless. Who decided whether she was going to attend the ball?

Student: Herself.

Teacher: Therefore, children, even though Cinderella didn’t have her mother to love her, had a stepmother that didn’t love her, she still loved herself. Because she loved herself, she went to look for what she wanted. If you feel as if you’re not loved, or like Cinderella has a stepmother that doesn’t love you, what should you do?

Students: Love ourselves!

Teacher: That’s right, nobody can stop you from loving yourself. If you feel that others don’t love you, you need to love yourself; if nobody gives you opportunities, you should create opportunities for yourself. If you really love yourself, then you will find what you need. Nobody could stop Cinderella from attending the ball, nobody could stop her from becoming the queen, except herself, right?

Student: Yes!!!

Teacher: Last question, what’s illogical about this story?
(After a long time) Student: After midnight everything would transform back, but Cinderella’s glass slippers didn’t.

Teacher: Wow, you’re so smart! See, even great authors make mistakes. Therefore, making mistakes isn’t something to be afraid of. I guarantee, if one of you became an author in the future, you’ll be better than this one! Do you believe me?

The children cheer.
http://www.chinasmack.com/2009/stories/teaching-cinderella-fairytale-china-vs-america-differences.html